Chỉ
khoảng 340 ngày nữa, toàn bộ kho tài nguyên địa chỉ Internet IPv4 sẽ
chính thức “hết nhẵn” trong khi tiến độ triển khai IPv6 vẫn rất ì ạch và
xuất hiện "chợ IP đen", giám đốc ARIN cảnh báo.
[You must be registered and logged in to see this image.]Ngày 21/7, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc cơ quan đăng
ký tên miền Internet Hoa Kỳ (ARIN) John Curran đã cho biết, kho tài
nguyên địa chỉ web chuẩn IPv4 của thế giới chỉ còn đủ dùng trong khoảng
340 ngày. Thông tin này sau đó cũng được Vint Cerf, giám đốc mảng truyền
bá Internet của hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới Google xác nhận.
Theo lý giải của cả 2 chuyên gia này, sự bùng nổ của
thế hệ các thiết bị điện tử mới sử dụng nền tảng Internet như: thiết bị
cảm biến, lưới điện thông minh (smart grid), RFID và kể cả các thiết bị
điện tử tiêu dùng có thể truy cập Internet… đã góp phần đẩy nhanh quá
trình cạn kiệt nguồn tài nguyên 4 tỷ địa chỉ Internet IPv4.
Tình thế này cho thấy thế giới công nghệ cần đẩy
nhanh hơn nữa quá trình triển khai ứng dụng công nghệ địa chỉ IPv6
128-bit. Công việc này giờ đây không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) mà còn là yếu tố sống
còn của các doanh nghiệp nội dung Internet quy mô lớn như Facebook hay
Google.
“
Đáng lo ngại là quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 vẫn tiến triển rất chậm”, ông John Curran nói, “
Chúng
ta đang tụt hậu so với chính công nghệ của mình. Bên cạnh sự chuyển
đổi, các công nghệ mới như mạng giám sát, lưới điện thông minh hay các
công nghệ tương tự cần phải trực tiếp sử dụng IPv6 ngay từ đầu”.
Tin vui là một số công ty Internet lớn đang thể hiện
vai trò tiên phong của mình mà điển hình là Google. Hiện nay, hầu hết
các dịch vụ của gã khổng lồ tìm kiếm này đã được chuyển hoàn toàn sang
IPv6. Trong một hội nghị về triển khai ứng dụng IPv6 tại Google hồi
tháng 6 vừa qua, Facebook cũng cho biết họ đã bắt đầu quá trình chuyển
đổi. Cũng tại hội nghị này ông Vint Cerf đã hối thúc các ISP cần nhanh
chóng chuyển sang IPv6 nếu không chính họ sẽ góp phần tạo ra một thị
trường “chợ đen” địa chỉ Internet.
Sẽ có một vụ Y2K nữa? Dẫu vậy không phải ai cũng tán đồng quan điểm cần
phải nhanh chóng triển khai IPv6. Một số chuyên gia cho rằng đó là “câu
chuyện của những kẻ cho rằng bầu trời sắp sụp đổ” hay một người tự nhận
mình là “chuyên gia công nghệ hàng đầu của Sony Ericsson” còn tuyên bố
trên Twitter rằng: “
Chúng ta cần phải gọi nó bằng cái tên “IPv6: Vụ
Y2K thứ 2”, bởi 10 năm qua đã cho thấy chúng ta đã quá hoảng hốt vì một
thứ chẳng có gì mà cũng chẳng cần phải làm gì”.
Không đến mức “lạc quan tếu” như của vị “chuyên gia
công nghệ hàng đầu của Sony Ericsson” kia nhưng một số người khác cho
rằng sự cạn kiệt địa chỉ IPv4 cũng không đến mức quá bi đát bởi công
nghệ tối ưu việc sử dụng địa chỉ web NAT (Network Address Translation –
Biên dịch địa chỉ mạng) có thể là một giải pháp tốt. Nhưng chính các
chuyên gia này cũng thừa nhận NAT chỉ là giải pháp tạm thời tốt nhất còn
về lâu dài IPv6 vẫn là con đường các ISP buộc phải đi.
Hồi năm 2008, chính Google đã cho rằng NAT và các công nghệ tương tự “
làm
phức tạp hóa, gây rối rắm và lộn xộn trong cấu trúc mạng Internet toàn
cầu, trở thành rào cản cho sự phát triển của các ứng dụng – phần mềm mới
và quan trọng nhất là đi ngược lại nguyên tắc mở của mạng Internet”.
Theo ICTNews (ReadWriteWeb)